Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao
Không chỉ tăng quy mô đàn lợn, Trung Quốc còn mở rộng diện tích trồng thanh long, dưa hấu để chủ động nguồn cung, thậm chí còn sang Lào, Campuchia thuê đất trồng rồi xuất ngược về nước. Nếu Việt Nam không thay đổi thói quen sản xuất thì tình trạng dư thừa, phải đổ bỏ nông sản là điều khó tránh khi 75% nông sản Việt xuất sang thị trường Trung Quốc. Thực tế rất nhiều mặt hàng thế mạnh: Dưa hấu, thanh long, thịt lớn... đều đã bị ảnh hưởng nặng nề.

 


Trung Quốc sang Lào, Campuchia thuê đất sản xuất

 

Với thị trường hơn tỷ dân, hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu một khối lượng hàng nông sản cực lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu trong nước. Thế nhưng, những năm gần đây, nước này đang cố gắng mở rộng vùng sản xuất để tự nội địa hóa, giảm dần khối lượng nhập khẩu.

 

Cụ thể, với mặt hàng thịt lợn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc đang bước vào chu kỳ mới. Theo đó, đàn lợn của nước này sẽ tăng hơn 27 triệu con trong năm 2018. Một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc có thể tăng đàn trong năm nay là giá heo hơi đang ở mức cao. Năm 2016, giá heo hơi của Trung Quốc lên cao kỷ lục, đạt khoảng 100 USD/con.

 


Trung Quốc đang tìm cách giảm dần khối lượng nhập khẩu nông sản

 

Thực tế, những nông trại nuôi lợn lớn hàng đầu Trung Quốc cùng với nhiều hộ chăn nuôi khác đang chạy đua xây dựng mô hình nông trại hiện đại tại khu vực Đông Bắc nhằm mở rộng thị trường thịt lợn đồng thời thúc đẩy nhu cầu ngũ cốc cho chăn nuôi.

 

Một số nhà nghiên cứu dự đoán, sản lượng thịt lợn khu vực Đông Bắc nước này sẽ chạm ngưỡng 120 triệu con/năm, gần gấp đôi các khu vực chăn nuôi chính như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông với sản lượng năm ngoái đạt 69 triệu con.

 

Không chỉ tăng quy mô đàn lợn trong nước để giảm lượng nhập khẩu, đầu năm 2017, Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), cho biết, sản lượng dưa hấu tại Trung Quốc tăng đều qua các năm gần đây (từ 72 triệu tấn năm 2013 lên 77,5 triệu tấn năm 2016). Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, mỗi năm nước này sẽ tăng khoảng 1% (khoảng 2,2 triệu ha) diện tích trồng dưa hấu, dưa lưới trong giai đoạn 2015-2020.

 

Trung Quốc đang thu hẹp dần các khu vực trồng dưa nhỏ lẻ và thay thế bằng những vùng trồng có điều kiện tự nhiên phù hợp, quy mô sản xuất lớn, đồng đều đối với loại nông sản có tính mùa vụ cao.

 

Trước đó, vào năm 2015, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chia sẻ: "Người Trung Quốc sang tận Lào, Campuchia thuê hàng trăm ha đất tự trồng dưa hấu, do vùng trồng trong nước hạn chế".

 

Mới đây, theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Trung Quốc cũng đang phát triển vùng trồng thanh long tại Quảng Tây, đảo Hải Nam với diện tích khoảng 20 ngàn ha, dự kiến đến năm 2019 sẽ là 30 ngàn ha. Ngoài ra, họ còn thuê đất trồng thanh long tại Lào, Campuchia.

 

Việt Nam cần điều chỉnh đối sách

 

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, cho rằng, hiện các nước nhập nông sản của Việt Nam đều điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạnh tranh thương mại, đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới kết cấu tiêu dùng ngày càng gia tăng thì rất nhiều yếu tố thúc đẩy các nước đang nhập khẩu nông sản phải lo đến “cái dạ dày” của mình. Họ phải điều chỉnh bằng mọi cách. Đây là vấn đề thực tế đang diễn ra, không phải riêng Trung Quốc.

 

Trước tình hình trên, không chỉ người nông dân mà cả nhà nước và doanh nghiệp cần phải hiểu, nắm bắt lại thông tin, từ đó điều chỉnh cho thích hợp. Ông Sơn dẫn chứng, chúng ta biết trước Trung Quốc đã mở rộng vùng thanh long hàng năm trời, biết họ điều chỉnh quy mô đàn lợn hàng năm trời,... thì chúng ta cũng phải điều chỉnh đối sách của mình.

 


Trung Quốc đã mở rộng vùng thanh long từ cách đây nhiều năm

 

“Vấn đề chính hiện nay không phải là chúng ta không có thị trường mà là việc điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thị trường”, ông Sơn nói. Ông khẳng định, việc nghiên cứu thông tin thị trường cực kỳ quan trọng. Chúng ta đang quản lý các mục tiêu di động thì chúng ta phải có radar, có thước ngắm, có la bàn, phải có tầm nhìn thật bao quát.

 

Thế nên, Việt Nam cần chú tâm tới nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường để kết nối với thị trường mới và phân khúc mới, đối tượng mới. Nói thẳng thì Trung Quốc nói riêng và các nước nói chung, với sức sản xuất, lao động của mình,... họ không thể có nguồn nông sản cung cấp đủ, chỉ là đi từ phân khúc này sang phân khúc khác, từ tiêu chuẩn này sang tiêu chuẩn khác và chúng ta phải nắm bắt được cái đó, ông Sơn nhận định.

 

Theo ông Sơn, nông sản Việt Nam vẫn cạnh tranh được với Trung Quốc nếu chúng ta hạ được giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng an toàn. Đấy là phần của nông dân, nhưng để họ làm tốt phải đi trước một bước là ưu tiên cao độ chuyện quan sát, phân tích, định hướng, điều chỉnh. Còn nếu không thay đổi thì sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng dư thừa và đổ bỏ nông sản như hiện nay.

 

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 75% lượng nông sản xuất khẩu của nước ta. Các chuyên gia trong ngành dự báo, thời gian tới, một số mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do Trung Quốc giảm nhập khẩu nhờ tự nội địa hóa nguồn hàng của mình bằng cách tăng quy mô chăn nuôi, mở rộng vùng sản xuất. Chưa kể, những năm gần đây, Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.

 

Thực tế, như hồi đầu năm, dưa hấu tại một số tỉnh miền Trung rớt giá thảm, phải tổ chức “giải cứu” để giúp nông dân vượt qua khó khăn. Lý do, thời điểm đó Trung Quốc hạn chế nhập dưa hấu Việt Nam để ưu tiên tiêu thụ dưa nội địa của họ khi vào vụ thu hoạch.

 

Tương tự, với việc Trung Quốc mở rộng vùng trồng thanh long, các chuyên gia khuyến cáo xuất khẩu thanh long của nước ta thời gian tới ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

 

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cũng nhận định, Trung Quốc kiểm soát nhập khẩu tiểu ngạch, cộng với chủ động được nguồn cung nội địa với giá rẻ hơn giá lợn Việt Nam, thế nên, từ năm 2017 đến nay, thịt lợn Việt Nam không còn xuất sang thị trường này nữa.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Các ông lớn dầu khí đặt cược vào khí thiên nhiên (13-10-2018)
    May mặc Myanmar gặp nguy khi EU xem xét trừng phạt thương mại (11-10-2018)
    Hàng Việt chậm chân bước vào thị trường ASEAN (11-10-2018)
    Lao động trẻ Đài Loan đổ xô đến Đông Nam Á làm việc (09-10-2018)
    Mỹ sắp "soán ngôi" Trung Quốc trong nhập khẩu cá tra Việt Nam (09-10-2018)
    Trung Quốc: Sụp đổ cho vay ngang hàng hủy hoại cuộc sống người dân (08-10-2018)
    Vì sao nhiều người Mỹ làm nhiều nghề để kiếm sống? (07-10-2018)
    TPP sẽ hồi sinh? (06-10-2018)
    Không buông bỏ tỷ giá (04-10-2018)
    WB dự báo tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam đạt khoảng 6,8% (04-10-2018)
    Giá vàng thế giới tăng lên mức “đỉnh” (03-10-2018)
    Không lớn được vì tư duy tiểu nông (02-10-2018)
    Thêm một lát cắt về FDI (01-10-2018)
    Nông nghiệp Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại dài hơi (30-09-2018)
    Các công ty đa quốc gia tăng giá bán hàng vì chiến tranh thương mại (29-09-2018)
    Cao su Việt “dính đòn" chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (28-09-2018)
    Thương mại Việt - Nga: gió đang đổi chiều (25-09-2018)
    Philippines đối mặt "bóng ma" lạm phát (25-09-2018)
    Đất nền sổ đỏ vẫn là kênh đầu tư sáng giá (22-09-2018)
    Trung Quốc chạy đua xuất hàng sang Mỹ trước khi thuế có hiệu lực (22-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153117680.